• Địa chỉ liên hệ
  • 783 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đông Hải 1, Q.Hải An, TP. Hải Phòng
ẢNh đại diện

Tin tức

BÁO CÁO CUNG CẦU NGŨ CỐC VÀ HẠT THÁNG 5 CỦA BỘ NN MỸ

Ngày đăng: 13/05/2019 | Lượt xem: 1103

.

- Hôm 10/5/2019, Bộ NN Mỹ đã ra dự báo cung-cầu ngũ cốc và hạt thế giới. Về ngô, sản lượng ngô niên vụ 2018/19 toàn cầu dự báo đạt 1,119 tỷ tấn, tăng hơn 11 triệu tấn so với báo cáo tháng trước do sự gia tăng của Brazil (tăng 4 triệu tấn), Argentina (tăng 2 triệu tấn) và một số nước nhỏ khác. Sang niên vụ 2019/20, USDA kỳ vọng sản lượng ngô thế giới sẽ đạt tới 1,133 tỷ tấn, tăng gần 15 triệu tấn so với niên vụ trước. Trong đó sản lượng ngô Mỹ dự kiến tăng tới hơn 15 triệu tấn, Nam Phi tăng 3 triệu tấn, Nga tăng 1,5 triệu tấn, Brazil (tăng 1 triệu tấn) và một số nước khác giúp bù đắp sự sụt giảm của Trung Quốc (giảm 3,3 triệu tấn) và một số nước nhỏ khác.
Sản lượng tăng, trong khi nhu cầu tiêu thụ lại giảm 1,4 triệu tấn nên tồn kho ngô thế giới cuối niên vụ 2018/19 dự kiến tăng tới 11,9 triệu tấn so với báo cáo tháng trước, lên mức 325,9 triệu tấn.
Về thương mại, do sản lượng tăng nên dự kiến xuất khẩu ngô Argentina và Brazil trong năm kinh doanh 2018/19 sẽ cùng tăng 1 triệu tấn, đưa xuất khẩu ngô toàn cầu năm này lên mức 168 triệu tấn. Nhập khẩu ngô toàn cầu cũng dự báo tăng 2,2 triệu tấn so với báo cáo tháng trước, trong đó khu vực tăng trưởng mạnh nhất là EU (tăng 1 triệu tấn, lên 23,5 triệu tấn), tiếp theo là Mexico (tăng 800 nghìn tấn). Ngược lại, nhập khẩu ngô Việt Nam lại bị cắt giảm 1 triệu tấn so với báo cáo tháng 4, xuống còn 10 triệu tấn do ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi.
Mặc dù sản lượng ngô niên vụ 2019/20 của Argentina được dự báo không đổi so với niên vụ trước, đạt 49 triệu tấn, sản lượng ngô của Brazil chỉ tăng 1 triệu tấn nhưng theo các nhà phân tích của USDA xuất khẩu ngô Argentina và Brazil trong năm nay sẽ tăng tương ứng 3 triệu tấn và 2 triệu tấn, lên mức 32 triệu tấn và 34 triệu tấn do đồng nội tệ của các nước này giảm mạnh khiến cho giá ngô xuất khẩu trở nên cạnh tranh hơn nhiều.

- Đối với lúa mỳ, sản lượng lúa mỳ thế giới niên vụ 2018/19 trong báo cáo tháng này bị cắt giảm 1,3 triệu tấn so với báo cáo trước, xuống còn 731,6 triệu tấn do sự sụt giảm của EU (giảm 400 nghìn tấn), Pakistan (giảm 400 nghìn tấn) và một số nước khác. Sang niên vụ 2019/20, Bộ NN Mỹ cho rằng sản lượng lúa mỳ thế giới sẽ hồi phục mạnh mẽ, lên mức 777,5 triệu tấn, vượt cả mức kỷ lục 762,2 triệu tấn của niên vụ 2017/18 nhờ sự gia tăng sản lượng của một số nước sản xuất lớn như Úc (tăng 5,2 triệu tấn), Canada (tăng 2,7 triệu tấn), Nga (tăng hơn 5 triệu taasb), Ucraina (tăng gần 4 triệu tấn), Thổ Nhĩ Kỳ (tăng 2 triệu tấn)… Nhờ sự tăng trưởng mạnh về sản lượng nên nhu cầu cũng được thúc đẩy tăng gần 22 triệu tấn, lên mức 759,5 triệu tấn và còn bồi đắp thêm dự trữ thế giới thêm 18 triệu tấn, dự báo đạt 293 triệu tấn.
- Trong báo cáo tháng này, Bộ NN Mỹ điều chỉnh tăng dự báo sản lượng đậu tương thế giới niên vụ 2018/19 lên mức 362,1 triệu tấn, tăng 1,5 triệu tấn so với báo cáo trước do sự tăng trưởng sản lượng của Argentina (tăng 1 triệu tấn) và Ấn Độ (tăng 500 nghìn tấn). Trong khi thương mại lại giảm khá mạnh nên tồn kho cuối niên vụ bị đội lên gần 6 triệu tấn so với báo cáo hồi tháng 4, lên mức 113,2 triệu tấn. Sang niên vụ 2019/20, dự kiến sản lượng đậu tương toàn cầu sẽ giảm về mức 355,7 triệu tấn trong đó Mỹ giảm mạnh nhất (giảm gần 11 triệu tấn), tiếp theo là Argentina (giảm 3 triệu tấn) nên mặc dù sản lượng của Brazil dự kiến tăng 6 triệu tấn cũng không đủ bù đưps sự suy giảm này.
      Mặc dù sản lượng giảm nhưng USDA cho rằng xuất khẩu đậu tương Mỹ trong năm kinh doanh 2019/20 sẽ tăng gần 5 triệu tấn so với năm 2018/19 có thể do kỳ vọng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ được gỡ bỏ.
- Do sản lượng đậu tương ép dầu dự báo giảm 2,2 triệu tấn nên sản lượng khô đậu tương thế giới niên vụ 2018/19 giảm 1,8 triệu tấn so với niên vụ trước, xuống mức 236,3 triệu tấn. Trong đó nước xuất khẩu khô đậu tương lớn nhất thế giới là Argentina (giảm 1 triệu tấn). Xuất khẩu đậu tương thô đang hấp dẫn hơn xuất khẩu khô đậu tương nên nhà xuất khẩu Argentina tập trung xuất khẩu hạt thô.
Sang niên vụ 2019/20, Bộ NN Mỹ hy vọng dịch tả heo châu Phi tại Trung Quốc và một số nước châu Á có thể được khống chế, nhu cầu đậu tương ép dầu có thể tăng trở lên mức 308,2 triệu tấn, kéo theo đó sản lượng khô đậu tương thế giới đạt khoảng 241,7 triệu tấn. Xuất khẩu kỳ vọng tăng 2,4 triệu tấn, trong đó Argentina đã đóng góp 2,9 triệu tấn, ngược lại xuất khẩu của Brazil lại giảm 500 nghìn tấn. Nhập khẩu khô đậu tương năm này cũng dự báo tăng 2,3 triệu tấn, các nước Đông Nam Á đều được kỳ vọng tăng, trong đó Việt Nam dự báo tăng 100 nghìn tấn, lên 5,1 triệu tấn.

                                                                                                                                                                          Nguồn: FAS/USDA