• Địa chỉ liên hệ
  • 783 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đông Hải 1, Q.Hải An, TP. Hải Phòng
ẢNh đại diện

Tin tức sự kiện

Tin tức sự kiện

Cảnh sát vũ trang Trung Quốc từng tuân thủ chế độ lãnh đạo kép

Ngày đăng: 18/09/2017 | Lượt xem: 1050

Theo Asia Times, các quan chức địa phương phụ trách mảng an ninh quốc phòng thường có mặt trong đảng ủy của các đơn vị cảnh sát vũ trang trên địa bàn nhằm đảm bảo quyền chỉ huy, lãnh đạo đối với lực lượng này tại địa phương mình.

Tuy nhiên, cơ chế này bắt đầu thay đổi từ ngày 1/1, khi quyền lãnh đạo, chỉ huy cảnh sát vũ trang được thâu tóm về một mối duy nhất là Quân ủy Trung ương.

Các quan chức địa phương giờ đây không còn được quyền trực tiếp ra lệnh điều động cảnh sát vũ trang thực hiện các nhiệm vụ trên địa bàn.

Họ vẫn có thể nhờ sự hỗ trợ từ lực lượng này, nhưng việc chấp nhận hỗ trợ hay không là tùy chỉ huy đơn vị, trong khi bất cứ quyết định triển khai lực lượng lớn cảnh sát vũ trang nào ra khỏi địa bàn đều phải do Quân ủy Trung ương phê chuẩn.

Bình luận viên Viola Zhou cho rằng quyết định này của ông Tập đã tước bỏ đáng kể quyền sử dụng, huy động lực lượng vũ trang của các quan chức địa phương, phản ánh nỗi lo ngại rằng quyền lực này có thể bị lạm dụng để thách thức sự lãnh đạo của Bắc Kinh.

Một vụ việc có thể châm ngòi cho mối lo ngại đó là khi cảnh sát vũ trang Trùng Khánh được huy động vây kín tòa lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên vào tháng 2/2012. Đây là nơi Vương Lập Quân, cựu giám đốc công an Trùng Khánh, đến xin tị nạn vì lo sợ bị Bạc Hy Lai, bí thư Trùng Khánh lúc đó, ám hại.

Đơn vị cảnh sát vũ trang này được cho là do Bạc Hy Lai ra lệnh triển khai sang tỉnh láng giềng sau khi hay tin Vương Lập Quân đào tẩu. Nhiều quan sát viên cho rằng quyết định huy động cảnh sát vũ trang vượt qua địa bàn quản lý này đã khiến các lãnh đạo Bắc Kinh cảm thấy bất an.

"Cảnh sát vũ trang trên thực tế đã bị biến thành một lực lượng vũ trang địa phương", một chuyên gia phân tích chính trị Trung Quốc nhận định. "Điều này tiềm ẩn nguy cơ một số quan chức địa phương sử dụng lực lượng này để chống lại ban lãnh đạo trung ương".

Trang Nhật báo Tuổi trẻ Bắc Kinh dẫn lời một quan chức cảnh sát vũ trang nói rằng theo cơ chế cũ, ngay cả các quan chức cấp huyện cũng có thể điều động lực lượng này. Tuy nhiên, theo hệ thống chỉ huy, lãnh đạo mới, giới chức địa phương buộc phải xin phép Bắc Kinh trước khi triển khai cảnh sát vũ trang, khiến họ phải dựa nhiều hơn vào lực lượng cảnh sát thông thường để duy trì trật tự xã hội.

Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc gần đây thường phát ra những cảnh báo về chủ nghĩa bè phái, cục bộ địa phương, trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ, diệt ruồi" của Chủ tịch Tập được đẩy mạnh, khiến hàng triệu quan chức các cấp bị điều tra, nhiều người bị truy tố và kết án.

Hồi giữa năm ngoái, sau khi điều tra cựu bí thư Trùng Khánh Tôn Chính Tài, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã đề cập đến "tàn dư độc hại" của Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh. Cuối năm ngoái, tân Bí thư Trùng Khánh Trần Mẫn Nhĩ cũng kêu gọi các quan chức địa phương xóa bỏ mọi di sản mà Tôn Chính Tài, Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân để lại ở thành phố, dù cả ba người này đều đã bị kết án tù hoặc đang bị truy tố.

Tháng 3/2017, các điều tra viên của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương vẫn còn tìm cách loại bỏ ảnh hưởng của cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang tại Bộ Công an, dù ông này đã bị kết án chung thân vì tội tham nhũng hai năm trước. Chu Vĩnh Khang từng là quan chức có quyền lực và tầm ảnh hưởng rất lớn, nắm trong tay nhiều lực lượng an ninh, hành pháp, trong đó có Cảnh sát vũ trang.