• Địa chỉ liên hệ
  • 783 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đông Hải 1, Q.Hải An, TP. Hải Phòng
ẢNh đại diện

Thông Tin Thị Trường

Thông Tin Thị Trường

THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 20/06/2019

Ngày đăng: 20/06/2019 | Lượt xem: 816

.

Ngô: Giá ngô CBOT giảm phiên thứ hai liên tiếp do các quỹ đầu cơ bán chốt lời nhiều. Tuần này nông dân đang khẩn trương trồng trọt để lấp đầy 8% diện tích còn lại, 8% trong một tuần có thể là không quá khó khăn nên nhiều khả năng đến cuối tuần này gieo trồng ngô tại Mỹ sẽ hoàn thành.
Lúa mỳ: Có cùng xu hướng với ngô, giá lúa mỳ CBOT cũng giảm điểm. Giá lúa mỳ Mỹ đã tăng quá cao trong hơn một tháng qua khiến cho lúa mỳ Mỹ rất khó cạnh tranh với các nước xuất khẩu lớn khác.
Đậu tương: Giá đậu tương CBOT giảm phiên đầu tiên sau khi tăng liên tục trong 8 phiên trước đấy. Hôm qua, Trung Quốc tuyên bố sẽ vẫn áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với DDGS nhập khẩu từ Mỹ làm căng thẳng thêm quan hệ thương mại Mỹ-Trung.


Khô đậu tương: Giá khô đậu tương CBOT cũng giảm mạnh, có thể thị trường sẽ vào chuỗi hạ nhiệt sau khi giá tăng liên tục trong thời gian qua.
Cơ quan Thông tin Năng lượng EIA cho biết, trong tuần kết thúc vào ngày 14/6, sản lượng ethanol của Mỹ đạt 1,08 trệu thùng/ngày, thấp hơn 15.000 thùng/ngày so với kỳ vọng của các nhà phân tích, nhưng cao hơn 1,5% so với cùng kỳ năm 2018. Sản lượng ethanol tuần này tương đương với 113 triệu giạ (2,87 triệu tấn) ngô sử dụng trong sản xuất. Mức tồn kho ethanol cũng giảm 200.000 thùng, xuống còn 21,6 triệu thùng – mức thấp nhất kể từ ngày 25/5 năm ngoái.
Tập đoàn CME cho biết bất khả kháng không còn hiệu lực tại các trạm vận chuyển ngô và đậu tương của Ủy ban thương mại Chicago trên sông Illinois và sông Mississippi. Hầu hết các trạm đã lấy lại được khả năng tải, với mực nước ở St. Louis dự kiến sẽ giảm xuống dưới mức kích hoạt 38 feet để giải phóng mặt bằng vào thứ 6. Trước đó vào ngày 2/5, sàn giao dịch đã tuyên bố bất khả kháng tại các trạm vận chuyển vì lũ lụt đã ảnh hưởng đến các cơ sở tải ngô và đậu tương lên sà lan.
Dữ liệu chính thức từ Bộ Nông nghiệp Argentina cho thấy, trong tuần kết thúc vào ngày 12/6, doanh số bán hàng đậu tương vụ mới đạt 1,06 triệu tấn, giảm 19% so với mức 1,31 triệu tấn tuần trước đó. Trong đó, doanh số bán nội địa đạt 653.500 tấn, tăng nhẹ so với mức 707.600 tấn của tuần trước. Nhưng doanh số bán đậu tương cho các nhà xuất khẩu trong tuần này đã giảm gần 200.000 tấn từ mức 603.800 tấn tuần trước xuống còn 411.300 tấn. Doanh số cho các nhà xuất khẩu chiếm 39% tổng khối lượng, giảm từ tỷ lệ 46% tuần trước. Tổng doanh số vụ đậu tương mới mà nông dân đã bán tính đến ngày 12/6 đạt 25,63 triệu tấn, gần bằng 46% tổng số sản lượng đậu tương vụ mới được dự báo ở mức 56 triệu tấn.
+ Đối với ngô, doanh số bán hàng trong tuần kết thúc ngày 12/6 đạt 1,37 triệu tấn, tăng từ 1,19 triệu tấn của tuần trước do nông dân ưu tiên bán ngô hơn đậu tương. Trong đó, doanh số cho các nhà xuất khẩu đat 1 triệu tấn, tương đương với 73% tổng doanh số trong tuần.
- Theo Reuters vào ngày 19/6, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết rằng họ sẽ duy trì thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với mặt hàng DDGS Mỹ sau khi kết thúc quá trình đánh giá được thực hiện trong tháng 4/2019 nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước. Theo đó, thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với DDGS Mỹ sẽ vẫn được duy trì lần lượt ở mức 42,2%-53,7% và 11,2% -12%.
- Trang AgriCensus đưa tin, tỷ suất lợi nhuận chế biến đậu tương ở Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 11 tuần qua do giá khô đậu tương nội địa giảm mạnh trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu yếu trong khi giá đậu tương nhập khẩu lại đạt mức cao nhất trong gần 8 tháng. Cụ thể, theo tính toán, tỷ suất lợi nhuận chế biến đậu tương ở Trung Quốc đã giảm gần 37% vào ngày 18/6 xuống còn 100,25 CNY/tấn (tương đương 14,51 USD/tấn), mức thấp nhất kể từ đầu tháng 4/2019. Con số này gần bằng mức hòa vốn đối với những nhà chế biến.
- Hôm qua (19/6), Ai Cập đã đấu thầu mua 290.000 tấn lúa mỳ, bao gồm 110.000 tấn lúa mỳ Nga và 180.000 tấn lúa mỳ Rumani. Lúa mỳ Mỹ không tham gia thầu do giá tăng mạnh trên thị trường xuất khẩu kể từ đầu tháng 5. Giá lúa mỳ Nga dao động từ 196,86-204 USD/tấn (FOB), trong khi lúa mỳ mùa đông đỏ mềm của Mỹ tại Vịnh Mỹ lại có giá tới 233-234 USD/tấn (FOB).