Thông Tin Thị Trường
BÌNH LUẬN CUỐI TUẦN THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Ngày đăng: 14/04/2018 | Lượt xem: 1399
XU HƯỚNG CHÍNH TRONG CÁC NGÀY GIAO DỊCH CUỐI TUẦN
Giá ngô giao dịch tại cảng có xu hướng đẩy lên do các thương mại lớn tiếp tục mua vào và các nhà máy cũng muốn giá cao khi bán ra
Do nguồn cung khô đậu tương nhập khẩu về nhiều nên một số công ty TACN có nhà máy ở các nước láng giềng như Indonesia, Malaysia dỡ hết hàng ở các nước đó mà không đưa về Việt Nam (tàu LBC Green và tàu SBI Sousta).
Giá cám gạo tiếp tục xu hướng giảm do lượng ra nhiều trong khi nhu cầu yếu
Sàn giao dịch Rosario tiếp tục cắt giảm sản lượng đậu tương Argentina 3 triệu tấn so với dự báo trước, xuống mức 37 triệu tấn
A. THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
I. NGÔ
Giá ngô giao dịch tại cảng có xu hướng đẩy lên do các thương mại lớn tiếp tục mua vào và các nhà máy cũng muốn giá cao khi bán ra. Một số nhà máy nhỏ ăn đong chờ mua giá thấp cuối tháng 4, đầu tháng 5 nay buộc phải mua với giá mới do giá không xuống như dự kiến.
Trong tháng 5, nhập khẩu ngô về Việt Nam có thể đạt tới 933 nghìn tấn. Tuy nhiên cũng giống như khô đậu tương, rất có thể lượng ngô nhập khẩu trong tháng 6 cũng không nhiều nhưng với lượng hàng về quá lớn trong hai tháng 4 và 5 thì tháng 6 có khả năng vẫn chưa xảy ra tình trạng khan hàng, thiếu hàng.
Có tin cho biết, có nhà máy TACN lớn đang hỏi mua ngô giao tháng 7/8 tại miền Nam, có thể do giá chào nhập khẩu cao nên nhà máy này đang hỏi mua ngô bán nội địa để thay thế.
Đối với ngô nội địa, tại Sơn La, giá bán ngô nội địa tiếp tục giảm, xuống mức 5.650-5.700 đồng/kg (hàng bao, ngô sấy) tại lò sấy, giảm 50-100 đồng/kg so với trước đó do nhu cầu yếu, người mua rất ít. Hiện miền Bắc đang gieo trồng ngô vụ 1, tiến độ gieo trồng toàn miền Bắc ước đạt khoảng 40% diện tích, riêng Sơn La mới gieo được khoảng 10% diện tích. Tại Tây Nguyên do chưa có mưa nên ngô vẫn chưa thể gieo trồng.
GIÁ GIAO DỊCH NỘI ĐỊA (ĐỒNG/KG)
GIÁ CHÀO NHẬP KHẨU (USD/TẤN)
II. KHÔ ĐẬU TƯƠNG
Giá khô đậu tương đang có xu hướng tăng, mức giá giao dịch thực tế đã lên mức 10.600 đồng/kg xá cảng Vũng Tàu/Cái Lân cho hàng giao ngay do một số DNTM đang mua gom vào. Nhu cầu của nhà máy vẫn rất yếu, giao dịch trên thị trường hầu như chỉ có giữa các DNTM với nhau.
Do nguồn cung khô đậu tương nhập khẩu về nhiều nên một số công ty TACN có nhà máy ở các nước láng giềng như Indonesia, Malaysia dỡ hết hàng ở các nước đó mà không đưa về Việt Nam (tàu LBC Green và tàu SBI Sousta).
Như vậy, tổng lượng SBM dự kiến nhập về Việt Nam trong tháng 4 dự kiến đạt khoảng 425 nghìn tấn. Sang tháng 5, hiện tại ước tính tổng lượng khô đậu tương về Việt Nam khoảng 296 nghìn tấn, ngoài ra có thể có thêm tàu khô đậu tương Mỹ 50 nghìn tấn về trong cuối tháng 5, do đó tổng lượng khô đậu tương về Việt Nam trong tháng 5 đạt gần 350 nghìn tấn. Tuy nhiên trong tháng 6, nguồn cung khô đậu tương nhập khẩu về Việt Nam có thể sẽ rất ít do nhiều nhà cung cấp CNF chưa chốt được tàu, tốc độ mở tàu rất chậm.
GIÁ GIAO DỊCH NỘI ĐỊA (ĐỒNG/KG)
GIÁ CHÀO NHẬP KHẨU (USD/TẤN)
III. CÁM GẠO
Giá cám gạo nội địa cuối tuần này tiếp tục giảm, xuống quanh mức 4.600-4.700 đồng/kg tại kho khu vực ĐBSCL. Nguyên nhân khiến giá cám giảm mạnh trong vài ngày gần đây là do: (1) Nguồn cung cám ra nhiều, các kho đang chạy gạo xuất đi Indonesia; (2) Nhu cầu tiêu thụ yếu, giám cám miền Tây ra Bắc không cạnh tranh được với nguồn cung cám gạo quê từ khu vực Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế ra (giá chênh nhau 200đ/kg) nên nhu cầu cám đi Bắc cũng rất ít; (3) Lúa cuối vụ chất lượng kém nên chất lượng cám cũng xấu.
Một số nhà máy đang có kế hoạch mua vào để sấy trữ, do: (1) Vụ Đông Xuân đã gần kết thúc, nguồn cung lúa không còn nhiều như trong vụ; (2) Các nhà kho chạy hàng gạo xuất cũng đã mua gần đủ nên lượng cám ra trong thời gian tới cũng sẽ ít đi.
Giá nguyên liệu bán nội địa (đồng/kg)
B. THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
ngũ cốc và hạt thế giới (USD/tấn)
C. PHỤ LỤC
- Giá thành chăn nuôi đầu ra (đồng/kg)
Tin nổi bật
-
THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI NGÀY 19/04/2020
19/04/2021
-
THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI NGÀY 14/04/2021
14/04/2021
-
THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI NGÀY 13/04/2021
13/04/2021
-
THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI NGÀY 07/04/2021
07/04/2021