• Địa chỉ liên hệ
  • 783 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đông Hải 1, Q.Hải An, TP. Hải Phòng
ẢNh đại diện

Tin tức sự kiện

Tin tức sự kiện

Ông Tập tước 'móng vuốt' của quan chức địa phương

Ngày đăng: 20/11/2017 | Lượt xem: 840

Việc đưa quyền chỉ huy cảnh sát vũ trang về một mối có thể giúp ông Tập ngăn chặn nguy cơ lạm dụng lực lượng này ở địa phương.

Nghị quyết của Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc tháng trước đã chuyển quyền chỉ huy toàn bộ lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân cho Quân ủy Trung ương dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình. Giới quan sát cho rằng với động thái này, ông Tập không những củng cố thêm quyền lực mà còn tước bỏ "móng vuốt" của các quan chức địa phương, theo SCMP.

Theo nghị quyết này, 1,5 triệu cảnh sát vũ trang trên toàn quốc sẽ không còn thuộc quyền quản lý, điều động của Hội đồng Nhà nước và chính quyền các địa phương, tất cả quyền lãnh đạo, chỉ huy tập trung về Quân ủy Trung ương. Xinhua khẳng định động thái này sẽ củng cố sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản Trung Quốc với lực lượng vũ trang nước này và là chìa khóa giải quyết hiệu quả những "rào cản mang tính hệ thống và những vấn đề lớn mà cảnh sát vũ trang phải đối mặt", đồng thời đảm bảo "an ninh chính trị" cho chế độ.

Lực lượng Cảnh sát vũ trang Trung Quốc được thành lập vào năm 1982 bằng việc hợp nhất các đơn vị biên phòng, an ninh, cứu hỏa của quân đội cùng một số đơn vị của Bộ Công an trong một nỗ lực nhằm chuyên nghiệp hóa lực lượng này và tiếp nhận các quân nhân rời khỏi quân ngũ trước thời hạn.

Cảnh sát vũ trang được giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho các sự kiện trọng đại hoặc các yếu nhân, bảo vệ các cơ sở hạ tầng chiến lược, chống biểu tình, bạo loạn và đáp trả các cuộc tấn công khủng bố. Trong thời chiến, cảnh sát vũ trang có thể đóng vai trò như một lực lượng bộ binh hạng nhẹ hỗ trợ cho quân đội. Trước đây, cảnh sát vũ trang có chế độ "lãnh đạo kép", nghĩa là ngoài Quân ủy Trung ương, họ còn nhận lệnh từ chính quyền trung ương và địa phương.

Với chế độ lãnh đạo kép này, Thủ tướng Trung Quốc, bí thư và chủ tịch các tỉnh, huyện trên toàn quốc đều có quyền điều động, triển khai các đơn vị cảnh sát vũ trang để duy trì trật tự xã hội, đối phó với bạo loạn, chống khủng bố hoặc cứu trợ thiên tai, phòng chống lụt bão. Khi điều động cảnh sát vũ trang trong phạm vi tỉnh mình phụ trách, các quan chức cấp tỉnh không cần phải xin phê chuẩn từ Quân ủy Trung ương.