• Địa chỉ liên hệ
  • 783 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đông Hải 1, Q.Hải An, TP. Hải Phòng
ẢNh đại diện

Thông Tin Thị Trường

Thông Tin Thị Trường

THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI NGÀY 09/05/2019

Ngày đăng: 09/05/2019 | Lượt xem: 662

Sản phẩm nông sản xuất khẩu nhiễm hóa chất vượt ngưỡng cho phé... cuối cùng bị trả về. Rõ ràng trong xuất khẩu nông sản chúng ta "tự bắn" vào chân mình.

Xuất khẩu nông sản
Sản phẩm nông sản xuất khẩu nhiễm hóa chất vượt ngưỡng cho phép, nhiễm chất cấm... cuối cùng bị trả về. Rõ ràng trong xuất khẩu nông sản chúng ta "tự bắn" vào chân mình. Ảnh minh họa

Cục Bảo vệ thực vật (Cục BVTV - Bộ NN-PTNT) vừa có văn bản gửi các Chi cục Kiểm dịch thực vật, các doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật Bản và các tổ chức cá nhân liên quan về việc Nhật Bản tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm một số mặt hàng.

Cục BVTV cho biết, phía Cục đã nhận được thông tin từ Thương vụ Việt Nam và trên website của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản về việc trong vòng 4 tháng đầu năm, cơ quan chức năng nước này đã kiểm tra và phát hiện nhiều lô nông sản của Việt Nam xuất khẩu nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng giới hạn cho phép của Nhật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín nông sản Việt Nam.

Với vi phạm trên, phía Nhật Bản dự kiến áp lệnh kiểm tra 100% đối với sản phẩm của công ty vi phạm và tăng cường kiểm tra chung với các mặt hàng cùng loại của Việt Nam.

Cụ thể, rau ngò tàu (mùi tàu) tươi sẽ bị kiểm tra 100% các chỉ tiêu Chlorpyrifos, Cypermethrin, Profenofos, Hexaconazole; các mặt hàng rau ngót tươi, trà chưa lên men, nấm Fukurotake, quả thanh long tươi sẽ bị kiểm tra 30% một số chỉ tiêu thuốc BVTV.

Theo đó, Cục BVTV yêu cầu các nhà xuất khẩu Việt Nam phải tìm hiểu theo dõi và tuân thủ đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật, tránh gây thiệt hại về kinh tế cũng như uy tín xuất khẩu của nông sản Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần rà soát quy trình sản xuất, thu gom, xuất khẩu của công ty; thực hiện ngay các biện pháp phòng ngừa, bảo đảm kiểm soát nguồn hàng từ sản xuất ban đầu tránh tái diễn tình trạng vi phạm.

Đây không phải lần đầu tiên nông sản Việt Nam nhiễm hóa chất, nhiếm chất cấm.

Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, trong tháng 2/2018 đã có 33 trường hợp vi phạm khi nhập khẩu hàng thực phẩm vào Úc, trong đó Việt Nam có 6 trường hợp.

Cụ thể, khi kiểm tra nguy cơ từ thực phẩm nhập khẩu, Bộ Nông nghiệp Úc đã phát hiện hai lô hàng thực phẩm của Việt Nam là tôm đông lạnh và tôm nấu chín có chứa chất cấm Standard plate.

Đây là loại chất cấm có nguy cơ cao hoặc trung bình cho sức khỏe cộng đồng. Những lô hàng này sẽ không được phép bán tại Úc, đồng thời nhà nhập khẩu phải hủy hoặc tái xuất về nước dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng Úc.

Các lô hàng tiếp theo của Việt Nam sẽ bị kiểm tra 100% cho đến khi đạt tiêu chuẩn quy định.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp Úc cũng phát hiện hai lô hàng khác của Việt Nam có chứa hoá chất, chất gây ô nhiễm và độc tố toxin là cá thu muối và cá thu ngâm trong dầu đậu tương.

Hai lô hàng này bị phát hiện chứa chất histamine, một hợp chất được hình thành trong quá trình ôi, ươn của thịt cá. Theo đó, histamine có đặc tính chịu nhiệt, thậm chí khi được nấu chín histamine vẫn không bị phá hủy.

Khi hàm lượng histamine trong thức ăn quá cao hoặc enzym phân hủy histamine trong cơ thể bị ức chế thì histamine sẽ gây độc cho cơ thể.

Trước đó, thương vụ Việt Nam tại Australia, trong tháng 12/2017, Việt Nam có 3/36 trường hợp vi phạm khi xuất khẩu hàng thực phẩm vào Australia, nâng tổng số trường hợp vi phạm năm 2017 lên con số 39. 

Thương vụ Việt Nam tại Australia nêu rõ: Liên quan tới vấn đề kiểm tra nguy cơ từ thực phẩm nhập khẩu, trong tháng 12/2017, Bộ Nông nghiệp Australia đã kiểm soát và xác định có 3 trường hợp vi phạm. Những lô hàng thực phẩm bị phát hiện vi phạm được xác định có nguy cơ cao hoặc trung bình cho sức khỏe cộng đồng.

Theo đó, những lô hàng này sẽ không được phép bán tại Australia, đồng thời nhà nhập khẩu phải hủy hoặc tái xuất về nước xuất xứ dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng Australia. Đáng chú ý, các lô hàng tiếp theo sẽ bị kiểm tra 100% cho đến khi đạt tiêu chuẩn quy định.

Hay tại thị trường Hoa Kỳ, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017 đã có 45% kiện hàng xuất sang Mỹ bị dội lại do thiếu các hồ sơ quy trình của sản phẩm, chưa kể đến chất lượng của sản phẩm.

Có trường hợp sản phẩm nông sản xuất khẩu nhiễm hóa chất vượt ngưỡng cho phép, nhiễm chất cấm...bị nước bị trả về. Rõ ràng trong xuất khẩu nông sản chúng ta "tự bắn" vào chân mình.

Hoàng Linh/Sức Khỏe Cộng Đồng