• Địa chỉ liên hệ
  • 783 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đông Hải 1, Q.Hải An, TP. Hải Phòng
ẢNh đại diện

Tin tức sự kiện

Tin tức sự kiện

Lạm phát nhấp nhổm theo xăng dầu

Ngày đăng: 25/06/2018 | Lượt xem: 956

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2018 đã tăng 0,55% so với tháng trước, là tháng 5 có CPI tăng cao nhất trong 6 năm trở lại đây. Trong đó nhóm giao thông có mức tăng cao nhất. 

Từ đầu năm, giá xăng dầu thế giới đã tăng do tác động của 3 yếu tố. Yếu tố quan trọng là nguồn cung không tăng do các nước có trữ lượng dầu lớn thắt chặt việc khai thác, chế biến sau thời gian tương đối dài giá bị sụt giảm khá sâu (tới 50-60%) so với giá ở mức đỉnh cao khi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu xảy ra. Một yếu tố quan trọng do tăng trưởng kinh tế phục hồi năm 2017 có khả năng cao hơn trong năm 2018, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế theo chu kỳ (10 năm) có thể xảy ra vào năm 2019 đẩy giá dầu lên cao. Một yếu tố quan trọng khác do việc nới lỏng chính sách tiền tệ đã diễn ra trong nhiều năm (thông qua mức lãi suất rất thấp gần như bằng 0 và các gói kích thích kinh tế khổng lồ...) nay đã dừng (bước vào thời kỳ thu hồi); lãi suất tăng dần (Mỹ đã tăng lần thứ 7, hiện đã đạt 2% và dự kiến tăng 2 lần nữa trong năm 2018, 3 lần trong năm 2019 để giữ ở mức 3,4% vào năm 2020, trước khi giảm về 2,9% trong dài hạn sau đó); tốc độ tăng CPI tiến gần và vượt mức định hướng (2%). Một yếu tố quan trọng nữa là đồng USD đã lên giá so với nhiều đồng tiền khác...

Giá xăng dầu nếu tính bằng VND còn được tăng “kép” khi tỷ giá VND/USD bình quân đã tăng lên (năm 2015 tăng 3,16%, năm 2016 tăng 3,73%, năm 2017 tăng 1,40%, 5 tháng 2018 tăng thấp nhưng gần đây đã tăng cao)... Với tỷ trọng chi phí cho giao thông (phần lớn là chi cho xăng dầu) chiếm 9,37% tổng chi tiêu dùng (cao thứ 3 trong các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, chỉ sau thực phẩm 22,6% và nhà ở 15,73%). Thực tế giá dịch vụ giao thông bình quân tăng cao hơn tốc độ tăng tương ứng của CPI (năm 2017 là 6,8% so với 3,53%, 5 tháng 2018 là 4,9% so với 3,01%). Đó là tác động trực tiếp (khi sử dụng dịch vụ vận tải tiêu dùng), giá xăng dầu tăng còn tác động tiêu cực đến giá nhiều nhóm hàng hóa dịch vụ tiêu dùng khác.

Để hạn chế tác động của việc tăng giá xăng dầu, giải pháp lâu dài là lựa chọn máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải có mức tiêu hao xăng dầu thấp, tiết kiệm hiệu quả. Đẩy nhanh việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, giảm lượng năng lượng không tái tạo... Nhưng giải pháp quan trọng và thiết thực nhất là người tiêu dùng cần sử dụng tiết kiệm năng lượng nói chung và xăng dầu nói riêng.

Nguồn tin: kinhtedothi.vn