• Địa chỉ liên hệ
  • 783 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đông Hải 1, Q.Hải An, TP. Hải Phòng
ẢNh đại diện

Tin tức sự kiện

Tin tức sự kiện

Bộ Công Thương: Đơn giản hóa thủ tục, tăng hiệu quả kiểm tra chuyên ngành

Ngày đăng: 03/03/2018 | Lượt xem: 1214

Bộ Công Thương đã chủ động tham gia cùng Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm với các nội dung bổ sung các đối tượng miễn kiểm tra an toàn thực phẩm, phân loại thực phẩm theo nhóm nguy cơ để áp dụng phương pháp quản lý phù hợp, giải quyết các chồng chéo phát sinh

Bộ Công Thương đã chủ động tham gia cùng Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm với các nội dung bổ sung các đối tượng miễn kiểm tra an toàn thực phẩm, phân loại thực phẩm theo nhóm nguy cơ để áp dụng phương pháp quản lý phù hợp, giải quyết các chồng chéo phát sinh. Đến ngày 02 tháng 02 năm 2018, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 15/2017/NĐ-CP thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; bãi bỏ Chương II Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Bộ Công Thương đang trong quá trình rà soát Thông tư 28/2013/TT-BCT ngày 06 tháng 11 năm 2013 quy định kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương và xây dựng Thông tư mới phù hợp với các quy định quản lý tại Nghị định 15.

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 18/2017/TT-BCT ngày 21/9/2017 bãi bỏ một số điều của Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN quy định quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương. Sản phẩm thép thực hiện theo quy định tại Thông tư 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm của Bộ KHCN theo đó sản phẩm thép chuyển từ kiểm tra trước thông quan sang hình thức đăng ký kiểm tra và trả kết quả sau.

Đối với các Thông tư khác đã chuyển việc kiểm tra từ trước thông quan sang kiểm tra sau thông quan như Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23 tháng 10 năm 2017 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may (QCVN: 01/2017/BCT). Thông tư 36/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 quy định trình tự, thủ tục đăng ký, thực hiện dán nhãn năng lượng và thu hồi nhãn năng lượng đối với các phương tiện, thiết bị trong Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ ban hành thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương; Thông tư 36 đã áp dụng hình thức để doanh nghiệp tự công bố mức hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng trên sản phẩm và doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đã dán nhãn và công bố. Cho phép doanh nghiệp sử dụng kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng một lần với mỗi model sản phẩm, áp dụng cho tất cả sản phẩm trong nước sản xuất và nhập khẩu. Cho phép việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi các tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc của nhà sản xuất trong nước và nước ngoài. Bổ sung dán nhãn năng lượng điện tử đối với các phương tiện. Bộ Công Thương cũng đã ban hành Thông tư số 33/2016/TT-BCT ngày ngày 23 tháng 12 năm 2016 sửa đổi bổ sung Thông tư số 36/2015/TT-BCT ngày 28 tháng 10 năm 2015 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh quy định yêu cầu kỹ thuật sản phẩm khăn giấy, Ký hiệu QCVN 09:2015/BCT. Các Thông tư này đều quy định kiểm tra sau thông quan. 

Đồng thời tại Thông tư số 29/2016/TT-BCT ngày 13 tháng 12 năm 2016 chỉ quy định các mặt hàng bắt buộc phải thực hiện kiểm tra để đảm bảo an toàn trong sản xuất và lưu thông và chỉ còn các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về điều kiện an toàn và quản lý tiền chất thuốc nổ, không yêu cầu thời điểm kiểm tra do thiết bị cần phải lắp đặt mới đánh giá được tính an toàn. Các sản phẩm hàng hóa cần quản lý chất lượng chuyển sang xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật, tăng cường chuyển sang hậu kiểm. Ngày 29 tháng 12 năm 2017 Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 33/2017/TT-BCT sửa đổi mã HS của hàng hoá nhóm 2 thuộc trách nhiệm Bộ Công Thương phù hợp với Thông tư 65/2027/TT-BTC ban hành danh mục mã HS hài hoà trong khối ASEAN. 

Đối với các hoạt động bị chồng chéo giữa các Bộ trên thực tế chỉ có sản phẩm thực phẩm và đã được tháo gỡ các nội dung chồng chéo tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP.


Bộ Công Thương đã thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác kiểm tra chuyên ngành một cách triệt để. Bộ đã chỉ định 11 đơn vị đủ điều kiện thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu theo hình thức xã hội hóa. Với vật liệu nổ công nghiệp, Bộ đã chỉ định 2 tổ chức thử nghiệm có đầy đủ trang thiết bị và trình độ để đảm nhiệm công việc kiểm tra nhà nước. Đối với các sản phẩm hàng hóa thực hiện công tác kiểm tra chuyên ngành khác, Bộ đều chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp đảm bảo yêu cầu thực hiện các công tác kiểm tra. Không gắn công tác kiểm tra với các thủ tục hành chính của các cơ quan của Bộ.

Đối với thủ tục dán nhãn tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 36/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 thay thế Thông tư số 07/2012/TT-BCT quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng. Dù là thủ tục sau thông quan, Bộ cũng đã cho phép các tổ chức thử nghiệm trong nước và nước ngoài (bao gồm cả tổ chức thử nghiệm độc lập và phòng thử nghiệm của nhà sản xuất), nếu đáp ứng các điều kiện luật định, đều được tham gia kiểm tra, đánh giá.

Nguồn: Bộ Công Thương