• Địa chỉ liên hệ
  • 783 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đông Hải 1, Q.Hải An, TP. Hải Phòng
ẢNh đại diện

Thông Tin Thị Trường

Thông Tin Thị Trường

THÔNG TIN GIÁ DẦU THẾ GIỚI NGÀY 23/08/2018

Ngày đăng: 23/08/2018 | Lượt xem: 896

TT dầu TG ngày 23/8/2018: Dầu Mỹ tiếp tục tăng do dự trữ dầu thô giảm

TT dầu TG ngày 23/8/2018: Dầu Mỹ tiếp tục tăng do dự trữ dầu thô giảm

Giá dầu thô Mỹ tiếp tục tăng trong ngày hôm nay so với phiên trước, bởi dự trữ dầu thô thương mại của Mỹ sụt giảm, trong khi các thị trường dầu thô quốc tế suy yếu do xung đột thương mại Mỹ và Trung Quốc.

Dầu thô WTI giao sau ở mức 67,90 USD/thùng, tăng 4 US cent sau khi đóng cửa phiên trước tăng 3%.

William O'Loughlin, nhà phân tích đầu tư tại công ty chứng khoán Rivkin, Australia cho biết “giá dầu tăng vọt đêm qua do dự trữ giảm nhiều hơn dự kiến”.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự trữ dầu thô thương mại của Mỹ giảm 5,8 triệu thùng trong tuần tính tới ngày 17/8/2018 xuống 408,36 triệu thùng.

Các thị trường quốc tế suy yếu hơn do tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ kéo tăng trưởng kinh tế.

Dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 74,65 USD/thùng, giảm 13 US cent so với đóng cửa phiên trước.

Các quan chức Mỹ và Trung Quốc trong tuần này nhóm họp lần đầu tiên trong hơn hai tháng để giải quyết xung đột thương mại sâu sắc, cho đến nay chưa có kết quả, với đợt áp thuế mới nhất của Mỹ được thực hiện vào ngày hôm nay.

Về phía nguồn cung, sản lượng dầu thô của Mỹ tăng trở lại lên 11 triệu thùng/ngày. Điều đó có nghĩa là 3 nhà sản xuất hàng đầu thế giới (Nga, Mỹ và Saudi Arabia) tất cả đều sản xuất khoảng 11 triệu thùng/ngày, đáp ứng 1/3 nhu cầu toàn cầu.

Các công ty dầu của châu Âu đã bắt đầu cắt giảm mua dầu từ Iran, mặc dù các khách hàng Trung Quốc đang chuyển hàng của họ sang tàu sở hữu của Iran để tiếp tục nguồn cung cấp.

Căng thẳng tăng lên khi Iran cảnh báo họ sẽ tấn công các mục tiêu của Mỹ và Israel nếu bị Mỹ tấn công, sau khi cố vấn an ninh của của Trump cho biết Washington sẽ gây áp lực tối đa cho Tehran ngoài các lệnh trừng phạt kinh tế.

OPEC đã bắt đầu tăng nguồn cung dầu sau một thỏa thuận với Nga và các đồng minh hồi tháng 6/2018, mặc dù các nhà sản xuất cho đến nay vẫn thận trọng. Saudi Arabia đã cắt giảm sản lượng trong tháng 7/2018 thay vì nâng sản lượng như dự kiến.

Những dấu hiệu nguồn cung thắt chặt hơn trái ngược với những lo ngại về nhu cầu dầu chậm lại một phần do xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Nguồn: VITIC/Reuters